Đăng nhập

Từ khóa
Danh mục

Gia Đình

Tản mạn về Ngã Ba Huế

Quốc lộ 1A được hình thành từng đoạn qua từng thời kỳ, từ thời Việt Nam bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài bên cạnh đường thủy thì con đường này cũng bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên phải đến thời Nhà Nguyễn sau khi thống nhất đất nước mới tu bổ và hoàn thiện con đường cái quan từ bắc đến nam này, ban đầu đường nhỏ chủ yếu dành cho việc vận chuyển người, hàng hóa bằng ngựa . Về sau cùng với sự cai trị của người Pháp con đường được mở rộng, nâng cấp.

Ngã Ba Huế tuyến đường giao thông huyết mạch được hình thành vào đầu thập niên 40 của thế kỷ 20. Là con đường độc nhất đi Huế, là cửa ngỏ phía tây bắc của thành phố Đà Nẵng mà khi xưa tất cả phương tiện ra Bắc hay vào Nam đều phải đi qua. Khi người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở nước ta với việc nâng cấp mở rộng tuyến đường bộ Bắc Nam, Xây dựng tuyến đường sắt, Xây dựng Sân bay Đà Nẵng, đồng thời tên gọi Ngã Ba Huế cũng bắt đầu từ đó.

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ, Ngã Ba Huế đã ghi dấu ấn của mình vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển Quê Hương.

Trong những ngày đầu kháng chiến, để kìm chân địch trong thành phố, xây dựng vành đai chặn bước tiến của quân thực dân Pháp, Dân quân du kích địa phương và Trung Đoàn 96 Quân Khu V đã tiến hành phá hủy đoạn đường qua Ngã Ba Huế và xây dựng tuyến phòng thủ từ Biển Phú Lộc, Yên Khê, Ngã Ba Huế, Phước Tường… Nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra tại Ngã Ba Huế, không kể hết những chiến sỹ, đồng bào đã hy sinh anh dũng tại đây để góp phần tạo nên chiến thắng của Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1968, tại Ngã Ba Huế đã diễn ra những trận đánh quyết liệt giữa lực lượng Biệt động Thành và Mỹ Ngụy.

Ngày nay, Vừa khánh thành, nút giao thông ngã ba Huế thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan. Đặc biệt, mỗi khi đêm xuống, hệ thống đèn chiếu sáng mỹ thuật được khởi động thì chiếc cầu vượt 3 tầng này lại càng trở nên lung linh hơn.

Anh Lê Văn Thành, hướng dẫn viên du lịch của Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch An Sương (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi thường xuyên đưa khách từ miền Nam ra Đà Nẵng du lịch, trong đó có chương trình đưa khách đi xem các cây cầu qua sông Hàn và bao giờ du khách cũng thích thú những công trình này. Gần đây, thành phố lại có thêm cây cầu vượt 3 tầng rất độc đáo ở nút giao thông ngã ba Huế, vì vậy khi tôi giới thiệu với du khách, họ đều rất thích”.

 Cũng theo anh Thành, không riêng gì đơn vị anh mà các công ty du lịch ở miền Nam đều đã cập nhật thêm công trình cầu vượt 3 tầng này vào danh sách các điểm tham quan đêm tại thành phố Đà Nẵng để giới thiệu với khách của mình.

 Cũng trong tâm trạng rất vui vì quán giải khát của mình những ngày qua luôn đông kín khách, bà Bùi Thị Chín chia sẻ: “Tôi mới “ra nghề” bán giải khát này từ tối 29-3, không ngờ vừa mới dọn ra khách đã ngồi đầy, và liên tục từ bữa đó đến nay tối nào quán cũng đông khách. Họ đi một vòng rồi ngồi tại đây ngắm chiếc cầu”. Không riêng gì quán giải khát bà Chín, chung quanh khu vực cầu vượt 3 tầng này đã xuất hiện thêm cả chục quán giải khát mới như vậy và quán nào cũng đông kín khách.

 Đặc biệt, những người trước đây buôn bán trên đường Tôn Đức Thắng đoạn từ Bến xe Trung tâm đến ngã ba Huế rất vui vì công trình đã hoàn thành và cho phép xe lưu thông bình thường trở lại. Ông Ngô Văn Nhung, chủ cơ sở làm lốp xe ngay trước khu vực bến xe, nói: “Mình làm nghề vá và đắp lốp ô-tô nhưng khi công trình mở ra xe khách đi ngã khác thế là “ngồi chơi xơi nước” cả gần 2 năm nay. Mặc dù thành phố có hỗ trợ nhưng không ăn thua, giờ đây tuyến đường này “sống” lại, khách bắt đầu quay trở lại”.

 Những người buôn bán ở chợ Hòa Mỹ cũng cho biết, khi công trình thi công, chợ mất gần một nửa khách vì đi lại khó khăn, nay đi lại thuận tiện hơn, khách đã trở lại gần như trước đây. Hy vọng, thời gian đến chợ sẽ phát triển thêm. Một số hộ dân sống dọc theo đường Điện Biên Phủ, vào những ngày chuẩn bị khánh thành công trình bức xúc dán chữ “bán nhà” và đóng cửa bỏ đi nơi khác, thì đến nay có người đã quay trở lại mở cửa buôn bán và đã gỡ chữ “bán nhà”.

 Những người này cho biết, lý do “giận” thành phố là vì trước đây chủ yếu buôn bán mặt hàng tôn, sắt thép khá cồng kềnh nên cần mặt đường rộng để dễ vận chuyển, vì vậy khi đường nhỏ sợ hoạt động không được nên làm vậy. Còn bây giờ, chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác gọn nhẹ hơn, cũng sống được.

 Vui sướng nhất có lẽ là những người hoạt động vận tải hành khách. Các tài xế xe buýt cho hay, khi công trình ở nút giao thông ngã ba Huế hoàn thành đưa vào sử dụng, các chuyến xe đều đông kín khách. Những chuyến xe khách đi tuyến phía Nam không còn phập phồng lo về ùn tắc và tai nạn giao thông khi qua khu vực này

 Tương lai không xa khi Trục I Tây Bắc khánh thành đưa vào sử dụng thì những hiệu ứng từ chiếc cầu vượt này mang lại còn lớn hơn nữa bởi nó “đánh thức” cả khu vực rộng lớn đường ven biển Nguyễn Tất Thành hòa vào sự phát triển chung của thành phố.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Ảnh Đại Diện
Đại Gia Đình

Nhà Nghỉ Lộc Quyên

Địa Chỉ : số 35 đường Lê Thị Tính - Quận Thanh Khê - TP. Đà Nẵng ; Điện Thoại : 0905.102 224 ; Website : www.nhanghilocquyen.mov.mn

google-site-verification: google478689028615100d.html
Tự tạo website với Webmienphi.vn